Đặc khu hành chính – kinh tế lần đầu tiên xuất hiện từ cuối những năm 1950 tại sân bay Shannon ở Clare, Ireland. Và cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều ở các nước công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đã có 18 đặc khu hành chính – kinh tế đã được Chính Phủ quy hoạch.
Vậy như thế nào là đặc khu hành chính – kinh tế? Cùng thongtinbds.online tìm hiểu Đặc khu hành chính – kinh tế là gì? Những đặc khu kinh tế tại Việt Nam, lợi ích, biện pháp đầu tư và sự khác biệt giữa đặc khu hành chính- kinh tế với các khu công nghiệp thông thường như thế nào qua bài viết dưới đây nhé !

Nội dung bài viết
Khái niệm
Theo dự thảo luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt thì :”Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.”
Tùy theo các quốc gia, thuật ngữ này còn được biểu hiện dưới các tên như: Khu thương mại tự do (FTZ), Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế tự do (FZ), Khu công nghiệp (IE), Cảng tự do (FP),…
***Xem thêm: Đặc khu kinh tế là gì?
Lợi ích từ các đặc khu hành chính – kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã rót hơn 1,5 triệu tỷ đồng để đầu tư xây dựng các đặc khu hành chính- kinh tế với mục đích:
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao
- Tạo ra việc làm cho hàng triệu công dân.
- Xúc tiến phát triển cơ sở hạ tầng
- Theo đại biểu quốc hội Nguyễn Quang Tuấn cho biết: “Đặc khu là nơi chúng ta có thể thử nghiệm các chính sách, quy định, qua đó có bài học nhân rộng ra toàn quốc.Thử nghiệm đó vô cùng quan trọng để có những kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam chứ không phải bài học từ nước ngoài, qua đó, mang lại những thông tin hữu ích trong phát triển, kiến tạo, bảo vệ đất nước.”
- Các đặc khu sẽ tạo nên sự lan tỏa cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn
- Là điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tận dụng tốt các vốn đầu tư từ nước ngoài, phát triển công nghệ cao để không bị nuốt chửng bởi doanh nghiệp ngoại quốc.
- Là cơ hội để bất động sản ở các vùng đặc khu bước lên một tầm cao mới. Việc đầu tư vào đây sẽ là cơ hội hiếm có để sinh lời.
Các biện pháp thu hút đầu tư
- Dỡ bỏ các trói buộc của luật chung, luật chuyên ngành, thay thế bằng những điều luật đặc biệt.
- Các đặc khu sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, ngân sách, đất đai, và thủ tục hành chính
- Được xây dựng ở các vị trí chiến lược như cảng biển, cảng hàng không,…
- Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện lợi, thu hút được nhiều lao động.
- Các hợp đồng cho thuê đất dài hạn với giá ưu đãi
Sự khác biệt giữa đặc khu hành chính- kinh tế với các khu công nghiệp thông thường
Nội dung | Đặc khu hành chính- kinh tế | Khu kinh tế – Công nghiệp |
Chức năng | Đa dạng | Sản xuất – Chế biến |
Thời gian thuê đất | Tối đa 99 năm | Tối đa 50 năm |
Thuế thu nhập cá nhân |
|
Theo luật định |
Thuế thu nhập doanh nghiệp | 10% trong 30 năm | 20% (Ưu đãi về thuế tùy theo chính sách của từng địa phương) |
Tổ chức chính quyền |
|
Ban quản lý Khu kinh tế – Khu công nghiệp trực thuộc tỉnh do UBND thành phố bổ nhiệm |
Sở hữu nhà với người nước ngoài |
|
Tối đa 50 năm |
Casino | Người Việt vào chơi Casino | Người Việt chỉ chơi casino với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm |
Các đặc khu hành chính – kinh tế mới tại Việt Nam

Đặc khu kinh tế Phú Quốc- Kiên Giang
Trong những năm gần đây, khu vực này đã không còn quá xa lạ với nhiều người bởi sự phát triển về du lịch, cơ sở hạ tầng. Vì vậy các nhà đầu tư bất động sản cũng đã tạo nên cơn sốt nhà đất khi liên tục đầu tư vào đây.
Chính phủ đã cho đầu tư 9 nghìn tỷ đồng cho đặc khu kinh tế này nhằm xây dựng 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân golf.
Đặc khu kinh tế Vân Đồn- Quảng Ninh
Với tổng mức đầu tư là 270 nghìn tỉ đồng, nơi đây mục tiêu trở thành trung tâm sinh thái chất lượng cao. Đặc biệt với vị thế ngay biển, là đầu mối giao thương quốc tế và là trung tâm hàng không, khu vực này hứa hẹn sẽ là nơi tập trung vốn đầu tư vô cùng lớn, tạo cơ hội phát triển cho các nhà đầu tư.
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong- Khánh Hòa
Được thành lập từ năm 2006 với mức đầu tư 400 nghìn tỷ đồng. Đây là đặc khu lớn nhất ở Việt Nam có tổng diện tích hơn 1500km2 với ưu điểm 800km đường biển và cảng nước sâu Đầm Môn. Chắc chắn đặc khu này sẽ là trung tâm phát triển kinh tế- chính trị- công nghiệp- dịch vụ mới của Miền Nam.